[GIỚI THIỆU] Thông đỏ – Dược liệu quý hiếm trong y học
Cây thông đỏ là loại thực vật có giá trị dược liệu cao trong số các loại thực vật được liệt vào Sách Đỏ Việt Nam. Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, những cây cổ thụ vốn đã rất ít còn bị đe dọa triệt hạ từng ngày bởi nạn lâm tặc. Vậy, chúng có giá trị dược liệu như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm, giá trị thật sự của loại dược liệu quý hiếm này nhé!
MỤC LỤC
Tổng quan về cây thông đỏ
Nguồn gốc thông đỏ
Cây thông đỏ là loại dược liệu quý, chúng có trong Sách Đỏ Việt Nam với giá trị dược liệu cao. Năm 2007, chúng được xếp vào cấp VU – loài sẽ nguy cấp.
Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc, Taxus baccata L. subsp. wallichiana (Zucc.)
Tên Việt Nam: Thông đỏ lá dài, thông đỏ nam, sam đỏ lá dài và sam hạt đỏ lá dài.
Giới: Plantae
Ngành: Pinophyta
Lớp: Pinopsida
Bộ: Pinales
Họ: Thanh Tùng – Taxaceae
Chi: Taxus
Nguồn gốc: từ Bắc Mỹ. Cụ thể là Newfoundland, phía tây Manitoba, và phía nam Pennsylvania…
Chúng thuộc nhóm những loại cây chậm lớn, phát triển ở điều kiện khí hậu nhất định. Ở Việt Nam, được tìm thấy nhiều ở Lâm Đồng. Ngoài ra còn tìm thấy ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An,… Nhưng số lượng cây ngày càng giảm dần vì bị khai thác trái phép.
>>> Xem thêm: Tinh dầu thông đỏ – MÓN QUÀ vô giá cho sức khỏe và sắc đẹp
Đặc điểm thực vật học của cây thông đỏ
Cây thông đỏ hàn quốc được sử dụng để chiết xuất thành thuốc, tinh dầu để điều trị nhiều bệnh lý mạn tính, thậm chí là ung thư.
Đặc điểm rễ cây: Thuộc dòng thân gốc rễ cạn, rễ cọc kém phát triển. Chính vì vậy, chúng được vào danh sách nhóm thực vật phát triển chậm và lâu năm nhất thế giới.
Đặc điểm thân cây: Thuộc nhóm cây thường xanh lá kim, dáng mọc thẳng, và chỉ phát triển cao lớn trong điều kiện khí hậu nhất định. Loại cây này ở độ tuổi trưởng thành có thể phát triển cao đến 20m – 35m. Thân cây có đường kính trung bình khoảng 1m. Về phần tán cây thì mọc thành hình chóp nón và có vỏ ngoài dày và màu xám nâu. Cách nhận biết gỗ thông đỏ là lớp vỏ có mùi thơm rất đặc biệt từ gỗ và tinh dầu.
Đặc điểm lá thông đỏ: Lá loại lá kim, có màu vàng xanh, chiều dài khoảng 12cm – 18cm. Còn cuống lá ngắn, lá mọc cách, xếp thành hai dãy theo đường thẳng, dài từ 2cm – 3,5 cm, rộng khoảng 2mm – 3mm.
Đặc điểm hạt cây: Hạt thông khi chín có hình trứng, được bao bọc bởi một lớp áo màu đỏ nhạt nhìn rất bắt mắt.
Đặc điểm phân bổ
Đây là loại dược liệu phát triển rất chậm, được phân bổ chủ yếu ở khu vực cận nhiệt đới có độ cao khoảng 1000m – 2000m. Trong những khu rừng đặc trưng như Sồi Dẻ, Giẽ chính là nơi thông đỏ sống và phát triển tốt nhất, đặc biệt là các khu vực núi đá vôi.
Ở Việt Nam được phân bổ nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng nên còn được gọi là cây thông đỏ Đà Lạt. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh có tất cả 410 cây. Chúng phân bổ rải rác trên 420ha ở các huyện Lạc Dương, Đơn Dương. Đặc biệt nhiều ở khu vực núi Voi, huyện Đức Trọng.
Ở Việt Nam, chúng có độ cao phù hợp khoảng 1.300m – 1.700m. Trong đó có những cây có đường kính trên 2m.
Giá trị cây thông đỏ
Được xem là dược liệu quý hiếm trong y học, chúng có công dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lá cây và vỏ cây có chứa hoạt chất 10 – DB III để sản xuất Taxol. Taxol là nguyên liệu chính để điều chế thuốc điều trị các bệnh lý ung thư. Ví dụ như: Ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư vú,…
Trong lá có chứa nhiều vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, A, K, các Acicd Amino, acid amin thiết yếu, Kẽm, Carbonhydrate, Mangan, Phosphorus, Chất sắt, Chất béo,…
Đây là loài cây quý hiếm, bởi vậy mà các chế phẩm liên quan đến thông đỏ đều có giá trị cao. Gỗ thông đỏ tương đối quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Chúng thường được sử dụng làm đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ cao cấp hoặc làm giấy và trồng bonsai làm cảnh. Giúp phục vụ cân bằng sinh thái.
Công dụng cây thông đỏ
Cả thân, lá và quả đều là thành phần dược liệu hữu ích . Là nguyên liệu để chiết xuất và ứng dụng trong một số loại thuốc tân dược nhất định. Cho nên, cây thông đỏ có rất nhiều công dụng:
>>> Xem ngay: [TOP 3] Công dụng thông đỏ bạn nên KHÁM PHÁ ngay
Hiệu quả trong khử trùng
Chúng được sử dụng để điều chế các loại chất khử trùng tự nhiên. Bạn có thể chiết xuất thêm vào thuốc xịt với lượng tinh dầu cao giúp làm mát không khí. Từ đó hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, vi trùng, trong đó bao gồm cả nấm mốc và khuẩn E-coli.
Liệu pháp mùi hương
Tinh dầu thông đỏ có hương thơm nhẹ, thanh mát tự nhiên. Nên chúng được sử dụng phổ biến trong liệu pháp mùi hương.
Ngoài ra, trong y học, loại tinh dầu này còn được sử dụng như một phương pháp trợ giúp trị liệu nhằm hỗ trợ trầm cảm nhẹ. Và chúng còn được áp dụng điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận.
Cải thiện làn da
Chiết xuất thông đỏ ngoài công dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau thì còn có một công dụng tuyệt vời khác nữa. Đó chính là làm đẹp da, cải thiện làn da bị dị ứng, giúp da mềm mịn, trắng hồng.
Khi sử dụng tinh dầu để làm đẹp thì chị em lưu ý là nên pha loãng tinh dầu cùng với dầu oliu. Hoặc có thể pha loãng với nước để dung ngoài da. Tránh trường hợp bị kích ứng trước bởi tinh dầu có tác động mạnh.
Lưu ý khi sử dụng cây thông đỏ
Đây là dược liệu quý hiếm có công dụng điều trị bệnh lý cũng như cải thiện vẻ đẹp cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi sử dụng thông đỏ thì phái đẹp cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Đây là vị thuốc có độc nên cần phải thận trọng khi sắc uống dưới dạng phơi khô.
- Không được dùng để điều trị bệnh nếu chưa được sự cho phép trong điều trị.
- Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc sau sinh không nên dùng dưới dạng thuốc hay tinh dầu.
- Không được phép sử dụng điều trị với trường hợp bị dị ứng với thành phần của thông đỏ.
Bài viết trên đây chắc hẳn đã tổng hợp khá đầy đủ về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của cây thông đỏ. Hi vọng với những kiến thức tổng quan ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây dược liệu quý hiếm này.